Công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành phát triển mạnh do cơ chế thị trường mở cửa, nhu cầu may mặc trong nước và xuất khẩu ngày một phát triển không ngừng. Trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt nhuộm, ngoài các nguyên liệu chính thì không thể thiếu loại nguyên liệu quan trọng đó là hóa chất.
Hóa chất dùng trong công nghiệp dệt nhuộm là gì?
Hóa chất dùng trong công nghiệp dệt nhuộm là một nhóm các loại hóa chất vô cơ được sử dụng để nhuộm và hoàn tất hàng dệt may mặc. Những loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp ngành dệt may có thể kể đến như:
– Natri clorua, natri hydro sulfat, natri sunfat: Sử dụng trong công đoạn nhuộm.
– Magnesium sulfate: Dùng khi hoàn tất.
– Natri sunfit và natri đithionit: Là một chất khử trong thuốc nhuộm vải và thuốc nhuộm lưu huỳnh.
– Muối nhôm: Sử dụng trong công đoạn chống thấm vải.
– Natri clorit, sodium hypochlorite, hydrogen peroxide: Sử dụng để tẩy trắng.
– Amoniac, xút, axit sulfuric, axit fomic, axit axetic: Sử dụng trong quy trình nhuộm và hoàn tất.
6 loại hóa chất tiêu biểu nhất trong công nghiệp dệt nhuộm
1. Oxy già H2O2
Oxy già H2O2 có tên khoa học là Hydrogen peroxide (hiđrô perôxít), công thức hóa học là H2O2, thường có nồng độ đậm đặc từ 50% trở lên. Đặc điểm nhận biết: Hóa chất dạng lỏng trong suốt, nhìn giống nước nhưng nhờn hơn nước.
Mang tính chất của một chất Oxy hóa mạnh nên Oxy già H2O2 được xem như một chất tẩy trắng hiệu quả và mạnh mẽ. Với ưu điểm thân thiện với môi trường nên oxy già H2O2 được ưu tiên lựa chọn trong ngành công nghiệp dệt nhuộm với vai trò như một chất tẩy trắng sợi, giấy; khử trùng, khử mùi; làm chất oxy hóa trong công đoạn nhuộm vô cùng hiệu quả.
=> Lưu ý khi bảo quản oxy già H2O2: Oxy già H2O2 rất dễ cháy, nguy cơ kích nổ cao nên cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Dưới ánh sáng trực tiếp oxy già H2O2 dễ bị phân hủy nên cần lưu trữ trong thùng phuy kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
2. Javen NaClo – Natri hypochlorit
Dấu hiệu nhận biết Javen: là một dung dịch có màu vàng chanh, được coi là chất oxy hóa mạnh, trong môi trường ánh sáng và nhiệt độ, Javen dễ bị phân hủy và giải phóng khí clo.
Trong công nghiệp dệt nhuộm, Javen NaClo là hóa chất được sử dụng làm chất tẩy màu, vết mốc, nhựa, cây. Nước Javen rất nguy hiểm, cần tránh tiếp xúc với mắt.
3. Axit Axetic CH3COOH
Axit Axetic là chất lỏng không màu. Tại nhiệt độ 16 độ C, 99,5% axit axetic sẽ đóng băng và 16,635 độ C thì nóng chảy. Axit Axetic là axit yếu có thể tan trong nước, rượu và ete.
Trong công nghiệp dệt nhuộm:
- Axit Axetic sẽ làm chậm quá trình nhuộm, giúp tăng cường độ đều màu của sản phẩm.
- Là hóa chất dùng để pha chế dung dịch hiện màu. Thuốc nhuộm naphtol nếu dùng Axit Axetic sẽ có màu sắc tươi, rõ nét hơn.
- Làm chất trung hòa dung dịch kiềm
- Giúp ăn màu cho thuốc nhuộm axit
- Làm chất hiện màu cho thuốc nhuộm azo không hòa tan
4. Axit Oxalic (COOH2)
Axit Oxalic được xếp vào danh sách những hóa chất có tính axit mạnh. Theo nghiên cứu, axit oxalic có tính axit mạnh gấp 10.000 lần Axit Acetic.
Ứng dụng trong công nghiệp dệt nhuộm: 25% axit oxalic được sản xuất để làm chất gắn màu hoặc tẩy trắng trong quá trình nhuộm. Do khả năng làm mất màu thuốc tím nên Axit Oxalic được xem như một chất khử Oxy trong phản ứng oxy hóa khử, dùng để tẩy sét dính trên vải.
Lưu ý: Axit Oxalic dễ làm hư, xơ sợi vải nên sau khi sử dụng cần phải xả thật sạch.
5. Soda sodium cacbonat
Soda Sodium cacbonat là chất bột trắng, dễ tan trong nước. Công dụng của Soda Sodium cacbonat trong ngành dệt nhuộm:
- Làm mềm nước
- Dùng làm chất trợ nhuộm
- Tăng tính hòa tan cho phẩm nhuộm trực tiếp
- Tạo môi trường kiềm
- Dùng làm chất gắn màu cho phẩm nhuộm hoạt tính, tẩy các vết dơ, ố, dầu.
- Phối hợp với xà phòng làm chất nhũ hóa nấu len, tơ tằm…
6. Xút vẩy
Xút là loại hóa chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp dệt nhuộm, trong các công đoạn nấu tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa… có công dụng: rũ hồ, nấu luyện vải bông, khử tạp chất và xà phòng trên vải, tẩy giặt sau nhuộm, tạo dung dịch kiềm cao trong dung dịch tẩy màu.
Trên đây là một số hóa chất tiêu biểu trong ngành công nghiệp dệt nhuộm. Tùy vào mục địch sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại hóa chất cũng như liều lượng phù hợp sao cho đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao!
Nguồn bài viết – tpcchemvn.com